6 điều cần lưu ý đặc biệt khi lắp đặt dàn karaoke gia đình đúng tiêu chuẩn, chuyên nghiệp nhất
Sản phẩm đã xem

6 điều cần lưu ý đặc biệt khi lắp đặt dàn karaoke gia đình đúng tiêu chuẩn, chuyên nghiệp nhất

25/12/2022 23:46

Có phải khi sắm dàn karaoke gia đình về chỉ cần kết nối chúng là có thể sử dụng được? Đúng! Nhưng để dàn karaoke hoạt động tốt nhất và cho ra được chất âm hoàn hảo, chuyên nghiệp nhất, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để lắp đặt đúng tiêu chuẩn:

 

1. Bố trí vị trí các thiết bị trong dàn karaoke

 

Bố trí dàn âm thanh karaoke để đảm bảo âm thanh mượt mà, không bị ù tai bạn cần lưu ý một số điều sau: 

 

+ Khoảng cách giữa 2 loa karaoke nên ở mức 2m5 đến 3m. Tránh đặt loa ở góc tường, nên giữ khoảng cách 50 cm. Nếu là loa treo tường nên treo nghiêng xuống dưới khoảng 15 độ, đối với các loa đứng nên đặt ở vị trí vừa tầm tai người nghe để trải nghiệm âm thanh tốt nhất.

+ Đấu cực dương và cực âm của loa trùng với cực dương và cực âm của amply/đẩy liền vang. Khi đấu sai sẽ khiến âm thanh phát ra không có âm bass.

+ Không đặt các thiết bị amply/ đẩy liền vang, cục đẩy công suất, vang số, nâng tiếng và đầu hát vào trong tủ kính sẽ khiến thiết bị nhanh bị nóng và hỏng. nên để amply và đầu hát lên kệ thoáng, không nên xếp chồng các thiết bị lên nhau mà nên để cách nhau một khoảng từ 5 đến 10cm để thoáng khí.

+ Đối với loa sub thì do là loa phụ trách phần âm bass, vốn là âm thanh vô hướng nên loa sub có thể để ở bất kì vị trí nào cũng được. Nên đặt loa sub ở trên nền nhà, tại vị trí thuận tiện cho việc đi lại. Đặc biệt, cả loa sub và loa chính không nên lắp đặt tại các vị trí như góc nhà, gầm cầu thang để tránh hiện tượng cộng hưởng âm, dẫn đến âm thanh bị méo tiếng hoặc bị vang. Loa sub có thể phát huy mọi yếu tố khả năng của mình thì bạn nên đặt chúng dưới sàn và lớp những tấm kê mỏng sẽ cho khả năng hiệu suất hoạt động tối đa. Vị trí loa sub cách vị trí ngồi chính diện từ 3,5 m trở ra, nếu không còn vị trí đó có thể đặt góc cách tường từ 20-30 cm cho cả 2 chiều.

+ Nên để dàn karaoke ở nơi thông thoáng, tránh ẩm mốc, ánh nắng trực tiếp sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của bộ dàn karaoke.

+ Nếu không gian trong phòng hát gia đình của bạn nhỏ, hãy chọn giải pháp treo loa để khiến những cặp loa dù có kích thước lớn cũng không gây cho bạn sự phiền toái.

 

 

2. Xem kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc nhờ chuyên gia tư vấn âm thanh hướng dẫn.

 

Một lưu ý quan trọng khi lắp đặt dàn karaoke là bạn nên đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để biết cách lắp đặt cũng như sử dụng đúng cách, chuyên nghiệp mà không phải tốn nhiều thời gian. 1 cách đơn giản hơn là nhờ các chuyên gia âm thanh tư vấn cách kết nối chính xác nhấtt hoặc có thể nhờ họ lắp đặt trực tiếp nếu được. Đặc biệt nên chú ý vấn đề khoảng cách dây dẫn để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng, nên sử dụng vừa đủ tránh tiết kiệm dây dẫn đến tín hiệu bị ảnh hưởng, tuột dây khi kết nối hoặc tránh sử dụng lãng phí dẫn tới vướng víu, rắc rối khi sử dụng.

 

Các bước kết nối các thiết trong dàn karaoke gia đình như sau:

Bước 1: Khi kết nối Micro thì dùng dây 6 ly và 1 đầu cắm vào đầu thu và 1 đầu cắm vào Amply, hay vang số, hoặc đẩy liền vang

Bước 2: Kết nối đầu phát với cục đẩy liền vang, hoặc các thiết bị âm thanh 

Bước 3: Kết nối cục đẩy với loa

Bước 4: Kết nối hình ảnh từ thiết bị âm thanh lên Tivi

 

3. Tránh Tình Trạng Cộng Hưởng Âm

 

Cộng hưởng âm thanh là hiện tượng âm thanh phát ra không được truyền trực tiếp đến mà va chạm và mang theo những âm thanh hỗn tạp khác. Chính vì thế, khi âm thanh này được truyền đến tai người nghe thì không còn nguyên vẹn nữa mà là sự pha tạp của nhiều âm sắc khác nhau. Cộng hưởng âm thanh khiến âm thanh truyền đến tai chúng ta trở nên méo mó và ảnh hưởng chất lượng vốn có của nó.

Bạn cũng cần hướng mặt loa vào vào vị trí người ngồi để tạo thành hình tam giác với góc 15 độ. Trường hợp dàn loa karaoke có nhiều âm bass bạn nên căn chỉnh góc này lên 20 độ để tránh tình trạng dội bass. 

Để biết âm thanh có bị cộng hưởng hay không bạn hãy kiểm tra bằng cách vỗ tay vào micro. Nếu tiếng vỗ tay kéo dài thì chứng tỏ âm thanh bị cộng hưởng và bạn cần tiếp tục thay đổi vị trí loa. 

 

 

4. Lưu ý khi đấu nối các thiết bị trong dàn karaoke

 

Một lưu ý quan trọng mà ít người dùng chú ý chính là cần sắp xếp lại các cáp kết nối sau khi đã hoàn thiện lắp đặt. Hãy đảm bảo rằng cáp kết nối đã được bố trí theo trật tự, không quá dài để thuận tiện cho việc sửa chữa, điều chỉnh sau này.

+ Nên đấu nối đúng các đầu của dây nối, tránh để các cực chạm vào nhau dẫn đến hỏng amply.

+ Các thiết bị nên trong trạng thái tắt nguồn, không hoạt động khi đấu nối.

+ Nên nối tiếp đất cho các thiết bị âm thanh để tránh trường hợp bị giật do tĩnh điện.

+ Sau khi đấu nối xong nên kiểm tra lại để đảm bảo các jack cấm được cắm chặt, không lỏng lẻo dẫn đến kết nối kém hoặc bị méo tiếng, có tiếng rè khi sử dụng.

+ Trước khi bật các thiết bị lên để thử và kiểm tra thì nên chỉnh các nút âm lượng về mức nhỏ nhất để tránh gây chết loa treble.

 

 

5. Căn Chỉnh dàn karaoke phù hợp theo không gian chơi âm thanh

 

Mỗi không gian chơi âm thanh đều có những đặc điểm khác nhau, vì vậy, khi lắp đặt dàn karaoke gia đình, chúng ta nên căn chỉnh lại để chúng phù hợp nhất với không gian nhà mình. Nếu các anh em tự lắp đặt căn chỉnh mà không có sự giúp đỡ của các kĩ thuật viên âm thanh thì chúng ta có thể căn chỉnh theo các bước sau đây.

+ Bước 1: Tắt máy, cắm Micro vào vị trí, đưa vị trí volume của music về tối thiểu.

+ Bước 2: Điều chỉnh volume tổng ,volume micro và tất cả chiết áp như Balance, Echo, Low, Mid, Hi, Dly, Rpt, đến vị trí Norman(vị trí giữa) mà nhà sản xuất đã thiết kế.

+ Bước 3: Bật nguồn thử Micro, tùy theo không gian, tiêu cách âm phòng hát mà tăng giảm Echo, Dly, Rpt khi đó vị trí Norman của bạn có thể thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải 10 – 15 độ sao cho giọng nói không vang quá, không lặp đi lặp lại nhiều lần quá.

+ Bước 4: Chỉnh giọng nói với người thiên chất Bass thì đưa volume bass của Micro sang trái khoảng từ 10- 90 độ, giọng thiên tress cũng vậy, còn với người giọng yêu bắt buộc phải đưa volume Mid của Micro từ 10 – 45 độ không lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi gây rú rít khó chịu.

+ Bước 5: Sau khi hiệu chỉnh Micro xong đưa volume muzich (nhạc) lên sao cho tiêng nhạc không vượt quá tiếng micro đã chỉnh nếu thấy có hiện tượng rú rít phải đưa Hi của volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ.

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp sảy ra khi chỉnh giọng micro rất tốt nhưng khi đưa nhạc vào là rú, rít không hát được mặc dù lắp đặt loa đẫ chuẩn theo thiết kế vậy vấn đề ở đây các bạn chỉ cần quan tâm tới tần số cao (Hi ) của Micro, Echo, Tổng không cho phép chỉnh quá Norman( giữa) mà các bạn nhất thiết phải đưa sang trái sao cho hết rú thì thôi từ 10 – 90 độ tùy mức độ âm thanh phát ra.

 

 

6. Lựa Chọn Vị Trí Ngồi

 

Ngoài những lưu ý trên, trước khi lắp đặt bạn cũng cần xác định vị trí ngồi hát thích hợp để có những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời nhất. Vị trí ngồi nghe tốt nhất là nơi có cường độ âm thanh từ loa đến tai lớn hơn cường độ sóng âm phản hồi từ tường, trần và sàn nhà. Do đó, bạn hãy di chuyển tới vị trí gần loa để cảm nhận trọn vẹn nhất âm thanh.

 

 

Hiện nay JKAudio đang cung cấp rất nhiều các thiết bị âm thanh chính hãng của Weeworld, chất lượng cao với giá cả cực kì ưu đãi cho khách hàng.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các thiết bị âm thanh hay sản phẩm hãy gọi điện ngay cho chúng tôi theo số 0963 88 9192  để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc bạn có thể bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thêm.

Kênh Youtube: JKaudio-âm thanh số

FanPage: JKaudio-âm thanh số

Địa chỉ: Số 133 Phố Trường Lâm, Long Biên, Hà Nội

 

Thong ke