Sản phẩm đã xem

Cách hát Karaoke hay - Chuyên nghiệp nhất

11/08/2022 11:05

Rất nhiều người lựa chọn hát Karaoke là hình thức giải trí ưa thích của mình, chúng ta có thể hát karaoke tại các cửa hàng karaoke chuyên nghiệp, hoặc sắm cho mình 1 dàn karaoke ưng ý ngay tại nhà để thỏa mãn đam mê ca hát. Tuy nhiên, không phải ai cũng được thiên phú cho 1 giọng hát hay để có thể tự tin hát trong các cuộc vui, vì vậy JK Audio sẽ đưa đến một số mẹo đơn giản để có thể hát cực hay nhé!

1. Chọn bài chuẩn

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để có thể hát karaoke hay nhất, chúng ta nên chọn những bài hát mình yêu thích và phù hợp với tone giọng của mình, nghe thường xuyên để thuộc lời, nhịp điệu, tiết tấu của bài hát để khi hát được trơn tru hơn.

 

 

Chọn bài karaoke đúng tone giọng: giọng nam cao - trung - thấp, nữ cao - trung - thấp, bắt đúng tone, vào đầu nhịp chuẩn phách mạnh, giữ vững cốt của nhịp bài hát.

Tone giọng trầm nên chọn các bài hát trữ tình và giai điệu nhẹ nhàng; tone giọng cao và thanh nên chọn các bài hát có tone vui tươi, nhiều nốt cao để có thể khoe triệt để ưu điểm của giọng hát.

2. Tư thế hát

Hầu hết các giáo viên thanh nhạc đều gợi ý rằng nên đứng hát thay vì ngồi để tạo ra âm thanh đẹp nhất. Tư thế ngồi khiến các cơ bắp xẹp xuống và có thể cản trở việc lấy hơi đúng cách.

 

 

  • Giữ cho đầu thẳng trục với vai. Hình dung cột sống là một đường thẳng kéo dài tới đỉnh đầu.
  • Thả lỏng hàm và đưa lưỡi hướng ra phía cửa miệng.
  • Thả lỏng vai.
  • Nâng và đẩy lùi vòm miệng ra phía sau như thể bạn chuẩn bị ngáp. Làm điều này để mở rộng cổ họng và lấy được nhiều hơi hơn.
  • Nếu bạn phải gồng người lên khi đứng trong tư thế đúng, hãy di chuyển sao cho lưng, vai và đầu bạn dựa vào tường.

3. Cách cầm mic.

Phần thu của mic nằm chính giữa của phần đầu mic, vì vậy hãy giữ thẳng mic với miệng để âm thanh được thu tốt nhất. Khi cầm sai mic, sẽ xảy ra các tình trạng: không thu được tiếng, tiếng mic bé, nặng, tiếng mic hú rít...

Giữ mic ở khoảng cách 2,5cm từ mic đến miệng là khoảng lý tưởng để mic bắt âm, nếu hát những nốt cao, nên giữ mic xa hơn, khoảng 5cm để tiếng mic không bị chói tai, hú rít.

 

 

Khi chỉnh mic chúng ta nên đếm từ 1 - 3 để xem âm lượng có bị quá lớn hay quá bé không. Điều chỉnh nút bass và echo của mic sao cho vừa nghe. Chỉnh nút low và hi và nói “bốn”, “bảy” cho đến khi tiếng trầm thật trọn vẹn, không bị ù tiếng bởi quá thấp hay bị méo tiếng bởi quá cao.

4. Khẩu hình miệng - cách phát âm.

Việc hát rõ chữ, phát âm rõ ràng là rất quan trọng trong khi hát. Nếu không mở rộng khẩu mình miệng và hát rõ to, giọng hát của chúng ta sẽ bị bí và không trọn vẹn.

 

 

Nhưng làm thế nào để có thể lấy hơi để âm tròn rõ hơn, bí quyết nằm ở việc bạn hãy tập lấy hơi từ bụng khi hát. Vì nếu chỉ lấy hơi từ ngực và cổ họng sẽ làm bạn dễ bị đuối ở nữa bài khi hát những ca khúc có nhịp điệu nhanh và cao, việc lấy hơi từ bụng không chỉ giúp bạn có cột hơi dài hơn, âm sâu hơn mà còn giúp bạn không bị mệt khi hát.

Một bài hát hay 50% nằm ở ở câu từ lời hát, nếu hát không rõ lời, phát âm không rõ ràng sẽ làm bài hát mất hay đi rất nhiều. Đây cũng là 1 cách tôn trọng bài hát và tác giả

5. Luyện tập lấy hơi

Chúng ta nên lấy hơi vừa đủ với 1 câu hát, đối với câu dài có thể lấy hơi nhiều nhưng cần điều tiết hơi để nhấn vào các nốt cao, các nốt cần ngân.

Khi tập lấy hơi, ngồi thả lỏng, thẳng lưng, hít vào từ từ cả mũi và miệng, lấy hơi cả vào phần ngực và bụng, nén sâu xuống dưới trong thời gian 12 - 15s sau đó bắt đầu xì dần dần ra qua kẽ chân răng, cố gắng càng lâu càng tốt.

Bài tập lấy hơi tốt nhất vào lúc sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần tập khoảng 10p

 

 

  • Tập lấy hơi hát nốt thấp

Thả lỏng cơ thể, há miệng mở vòm hàm rộng, giữ lưỡi xuống, đẩy ngực lên, sau đó đẩy toàn bộ hơi thở qua vòm hàm

  • Tập lấy hơi nốt cao

Thả lỏng cơ thể, mở rộng khuôn miệng làm sao cho hai hàm tách nhau một khoảng nhỏ. Lúc này, lưỡi sẽ được điều chỉnh để chạm vào hàm dưới. Hạ cằm xuống để khoang miệng được nới rộng nhất có thể, giúp phía sau miệng cong lên để hát nốt cao dễ dàng hơn. Để có thể lên cao được, chúng ta tuyệt đối không lấy hơi từ mũi mà phải lấy hơi từ trong vòm miệng. Áp dụng bài tập này, giọng hát sẽ to và khỏe hơn, lấy hơi được dễ dàng hơn.

6. Tạo điểm nhấn cho bài hát

Khi đã hát đúng, chúng ta có thể hoàn toàn tập luyện để hát hay hơn. Với cùng 1 bài hát, cùng 1 giai điệu, nhưng tùy các nhả chữ, nhấn nhá, ngân vang nhấn vào đoạn nào sẽ tạo nên sự đặc biệt cho phần thể hiện bài hát của chúng ta. Tùy vào sở thích của mỗi người, chúng ta có thể lựa chọn cách tạo điểm nhấn cho bài hát phù hợp với khả năng của mình.

Điểm nhấn của bài hát cũng thể hiện tình cảm, cảm xúc của chúng ta đặt vào từng câu từ của bài hát, vì vậy, muốn tạo điểm nhấn hay, chúng ta nên hiểu rõ hoàn cảnh bài hát, để có cảm xúc phù hợp với bài hát.

7. Song ca - hợp ca với người khác

Đối với những bài có những đoạn khó hát không phải sở trường của mình, hoặc những bài hát có cả 2 phân đoạn tone nam và tone nữ, nếu tìm được người phù hợp ăn ý để cùng hát sẽ giúp chúng ta qua được những đoạn khó nhằn. Bên cạnh đó việc hát cùng nhau cũng sẽ khiến chúng ta tự tin và mang đến những phút giây hát karaoke vui vẻ thoải mái hơn.

 

 

8. Chăm sóc sức khỏe, giữ gìn cổ họng khỏe mạnh.

Nếu bạn là người đam mê ca hát, thì việc giữ chất giọng của mình là một điều hết sức quan trọng. Hãy tránh xa những đồ ăn, thức uống ảnh hưởng đến giọng hát như:

  • Thuốc lá, rượu bia, cafe hoặc những thức uống có chứa caffeine: vì chúng có thể làm bạn khô niêm mạc cổ.
  • Các sản phẩm từ sữa: Vì sẽ tạo chất nhày và đờm ảnh hưởng đết giọng hát
  • Đặc biệt bạn nên uống một ít nước khi ca hát khoảng 15 - 20 phút để tránh khô và khàn tiếng. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng giọng hát của mình quá nhiều bằng cách hát quá to hay gào thét, chúng có thể làm cho cổ họng của bạn bị mệt hay tệ hơn là đau họng và mất tiếng

 

 

9. Bắt chước ca sĩ chuyên nghiệp

Khi xem các ca sĩ biểu diễn trên Tivi hoặc được nghe hát trực tiếp, bạn có thể bắt chước được giọng hát và khả năng biểu cảm khuôn mặt của họ. Tuy nhiên phương pháp này tốn rất nhiều thời gian bởi bạn phải học cắt ngắt nhịp và cách lấy hơi sao cho chuẩn xác nhất. 

 

 

10. Hát mọi lúc mọi nơi

Chúng ta thường nghe câu "hát hay không bằng hay hát", vì vậy, khi đã có các mẹo để hát hay, chúng ta nên thường xuyên tập luyện mọi lúc mọi nơi có thể để cải thiện nhanh nhất giọng hát.  Hãy tranh thủ thời gian rảnh rỗi, hoặc có thể ca hát ngay trong các hoạt động hàng ngày vừa làm tâm trạng vui vẻ vừa có thể thuận tiện tập luyện.

Phía trên là toàn bộ các mẹo để cải thiện giọng hát mà JK Audio gửi tới anh em, hy vọng nó thực sự hữu ích. Nếu anh em có nhu cầu về các thiết bị Karaoke chính hãng, hãy liên hệ với JK Audio. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng, vận chuyển, lắp đặt, cài đặt để sản phẩm luôn trong trạng thái tốt nhất trong quá trình sử dụng

Chi tiết liên hệ theo số 0963 88 9192  để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc bạn có thể bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thêm.

Kênh Youtube: JKaudio-âm thanh số

FanPage: JKaudio-âm thanh số

Địa chỉ: Số 133 Phố Trường Lâm, Long Biên, Hà Nội

Thong ke