Độ nhạy của loa là gì?
Ví dụ:
Giả sử mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa “đánh” với amply ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là: 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1 (W). Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt. Bây giờ hãy quan sát mức decibels (dB) đo ở micrô hoặc đồng hồ SPL. Đó chính là độ nhạy của loa.
Cách đo độ nhạy của loa
Với một mức công suất đầu vào nhất định, độ nhạy của loa càng cao thì loa sẽ phát ra âm thanh càng lớn. Ví dụ, một số loa có độ nhạy chỉ khoảng 81 dB. Điều đó nghĩa là với 1 watt công suất đầu vào, loa chỉ phát ra âm lượng vừa phải. Lý do là vì nếu muốn âm lượng phát ra tăng thêm mỗi 3 dB bạn cần tăng gấp đôi công suất đầu vào. Tức là nếu muốn cường độ âm 84 dB bạn sẽ cần 2 watt đầu vào. Cứ như thế, nếu muốn âm thanh 102 dB bạn cần cấp 128 watt cho loa.
- Độ nhạy tốt: 92 dB trở lên
- Độ nhạy trung bình: 88 dB
- Độ nhạy kém: 84dB
Hiện nay, các dòng loa nghe nhạc xem phim, loa hát karaoke đều được ghi rõ thông số kỹ thuật giúp người dùng dễ dàng phối ghép và lựa chọn các thiết bị cho hệ thống âm thanh phát huy được chất âm hay nhất có thể.
Vị trí đặt micro cũng cần phải có độ chính xác cao. Chẳng hạn như trong trường hợp loa sử dụng 3 đường tiếng, bạn cần đặt micro ở vị trí giữa loa Tweeter và loa Mid. Còn loa 2 đường tiếng, bạn nên đặt micro giữa loa Tweeter và loa Mid hoặc Woofer. Như vậy, bạn mới có thể biết được độ nhạy chính xác của loa.
Người ta sẽ đem so sánh độ lớn của micro thu được với một giá trị tham chiếu. Cường độ âm thanh được quy định chính là đơn vị của áp suất âm thanh tối thiểu.
-
Chia sẻ: